Triệu Việt Vương đánh đuổi quân Lương Nhà_Tiền_Lý

Bài chi tiết: Triệu Việt Vương

Dạ Trạch vương

Triệu Quang Phục cầm cự với Trần Bá Tiên, chưa phân thắng bại. Nhưng quân của Bá Tiên rất đông, Bá Tiên lại là mãnh tướng của nhà Lương.

Triệu Quang Phục liệu thế không thể dùng sức thắng được địch bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch[4] ở huyện Chu Diên, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể đến được. Nhưng nếu không quen biết đường lối thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết.

Triệu Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn hai vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm lầy. Ban ngày, ông ra lệnh tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên đuổi theo hút mà đánh, nhưng không thể tiến sâu vào trong đầm lầy được, nên đành rút quân. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương.

Anh của Lý Nam ĐếLý Thiên Bảo cùng với người họ hàng là Lý Phật Tử đem ba vạn người vào Cửu Chân. Trần Bá Tiên đuổi theo đánh, Thiên Bảo bị thua, bèn thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao.

Triệu Việt vương, Đào Lang vương

Chống Tần (218-208 TCN)Chống Triệu (179 TCN)Chống Tây Hán (111 TCN)Chống Đông Hán (40-43)Chống Đông Ngô (248)Chống Lưu Tống (468)Chống Lương (542-550)Chống Đường lần 1 (687)Chống Đường lần 2 (722)Chống Đường lần 3 (791)Chống Nam Hán lần 1 (930-931)Chống Nam Hán lần 2 (938)Chống Tống lần 1 (981)Chống Tống lần 2 (1077)Chống Nguyên-Mông lần 1 (1258)Chống Nguyên-Mông lần 2 (1285)Chống Nguyên-Mông lần 3 (1287-1288)Chống Minh lần 1 (1406-1407)Chống Minh lần 2 (1407-1413)Chống Minh lần 3 (1418-1427)Chống quân Xiêm (1785)Chống Thanh (1788-1789)Chống Pháp lần 1 (1858-1884)Chống Nhật (1940-1945)Chống Pháp lần 2 (1945-1954)Chống Mỹ (1954-1975)

Tháng 3 năm 548, nghe tin Lý Nam Đế mất trong động Khuất Lão, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương. Trần Bá Tiên vây đánh nhiều lần không được.

Lý Thiên Bảo thấy động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, Lý Thiên Bảo mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu. Đến bây giờ quân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang vương.

Tháng 1 năm 550, nhà Lương cho Trần Bá Tiên làm Uy minh tướng quân Giao Châu thứ sử. Bá Tiên lại mưu tính cầm cự lâu ngày khiến cho Triệu Việt Vương lương hết quân mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc bên nước Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, nhà Lương gọi Bá Tiên về[5], ủy quyền cho tì tướng là Dương Sàn cầm quân.

Triệu Việt Vương nhân lúc quân Lương không còn tướng giỏi, tung quân ra đánh. Sàn mang quân chống cự, bị thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Triệu Việt Vương lấy lại được nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Biên.

Truyền thuyết kể rằng:

Triệu Quang Phục ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ. Thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời rơi xuống, rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi.

Xét ra truyền thuyết trên cũng như những truyền thuyết khác, có thể do chính Triệu Quang Phục nghĩ ra để tăng thêm lòng tin tưởng của quân sĩ vào chiến thắng, như truyện Điền Đan sắp phá Yên cử người giả làm quân sư giỏi để dân chúng tin tưởng cố sức đánh giặc.